Theo chia sẻ của Kim Tử Long, Nhật Linh (sinh năm 1972), từng là ca sĩ nổi tiếng của dòng trữ tình, Bolero và nhạc trẻ. Nhật Linh và Kim Tử Long từng cùng nhau chinh chiến nhiều sân khấu tại TP.HCM cũng như các tỉnh hồi thập niên 1990. Tuy nhiên, một tai nạn thương tâm xảy ra khiến Nhật Linh bị mất một bên tay trái dẫn đến việc không thể đi hát nữa.
"Hồi nghe tin Nhật Linh mất một tay, tôi như trên trời rơi xuống, không tin nổi. Bất cứ ai bị mất một phần thân thể đều rất đau khổ. Mất tay, Nhật Linh cũng không thể đi hát nữa. Nhật Linh 48 tuổi rồi mà không còn tay nên bầu show không mời hoặc có mời cát-sê cũng rất hạn chế", Kim Tử Long nói.
![]() |
Kim Tử Long và ca sĩ Nhật Linh. Ảnh: cắt từ livestream |
Hiện, Nhật Linh và vợ mở quán trà sữa ở quận Tân Bình, TP.HCM mưu sinh. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh mà việc kinh doanh cũng rất lao đao, ế ẩm. Vợ chồng Nhật Linh gặp nhiều khó khăn, không lo cho nổi cho các con tiền ăn học. Sau khi chia sẻ hoàn cảnh của Nhật Linh, Kim Tử Long gửi tặng 10 triệu đồng.
Ca sĩ Nhật Linh xúc động nói: "Tôi cảm ơn 'anh Hai' Kim Tử Long không nhờ anh Hai đưa vào chương trình Ca sĩ ẩn danh", chắc tôi đã tuyệt đường trở lại nghề. Với tôi, không được hát coi như đã chết, tôi khao khát được trở lại đi hát. Về số tiền của anh Hai, tôi sẽ dành cho con đi học".
Bên cạnh gửi tiền trực tiếp, Kim Tử Long cũng kêu gọi khán giả quyên góp hỗ trợ hay bấm đăng ký theo dõi kênh Youtube của ca sĩ nhằm giúp đỡ anh qua giai đoạn khó khăn.
Gia Bảo
Hai khách mời Kim Tử Long và Đan Lê cùng nhận giải nhất trong tập 4 của “Ơn giời cậu đây rồi” vì có cùng số lượng khán giả bình chọn.
" alt=""/>Kim Tử Long kêu gọi ủng hộ ca sĩ Nhật Linh bolero tật nguyềnChia sẻ về bộ sách này, bà Nguyễn Thu Trang – Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books – cho biết đã tổ chức giao dịch bản quyền những cuốn sách này trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Bà Thu Trang muốn tìm mua một bộ sách mà ở đó tôn vinh giá trị của các cuốn sách, khẳng định sách giúp con người hàn gắn nỗi đau mất mát qua các cuộc chiến.
Hiệu sách cuối cùng ở Londonlà cuốn tiểu thuyết đầy lãng mạn kể về cô gái Grace Bennett sống giữa một hiệu sách cũ kỹ ở thủ đô nước Anh trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Tác phẩm đề cao sức mạnh của sách trong việc xoa dịu những mất mát, tổn thương, giúp con người gắn kết với nhau, cùng vượt qua giai đoạn đen tối. Cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên câu chuyện có thật về một hiệu sách còn tồn tại sau cuộc oanh kích của Đức quốc xã, nhằm khắc họa tình bạn, tình yêu đôi lứa và lòng yêu chuộng hòa bình.
Năm 1939, cô gái Grace Bennett đặt chân đến London. Chiến tranh khiến cô e sợ và hoang mang. Nhưng rồi cô được người quen giới thiệu cho làm việc tại hiệu sách Đồi Primrose. Vốn không ham thích đọc sách, thế mà giờ đây Grace phải làm việc trong hiệu sách. May mắn thay, cô nhận được sự giúp đỡ của chàng trai Anderson trong vùng, một người thích đọc sách đã truyền cho Grace tình yêu văn chương.
Mỗi ngày trôi qua, London phải đối mặt với những đợt ném bom tàn khốc. Nhưng Đồi Primrose vẫn trở thành điểm đến ưa thích của người dân. Họ tìm thấy sự bình yên bên những trang sách. Grace Bennett cũng nhanh chóng ham mê sách, cô tìm đọc những tác phẩm của Jane Austen, Charlen Dickens, Mary Shelley... và lan tỏa tình yêu ấy cho những người xung quanh.
21 chương trong Hiệu sách cuối cùng ở London viết về đề tài cuộc chiến, nhưng tác giả không lẩn tránh thực tại, lại càng không quá ủy mị trong sự tàn khốc. Nhờ được làm việc trong hiệu sách, Grace tìm thấy sức mạnh diệu kỳ của văn chương.
Một thư viện ở Pariscủa Janet Skeslien Charles là tác phẩm dành cho những “mọt sách” chính hiệu. Tác phẩm được viết dựa trên câu chuyện có thật trong Thế chiến thứ Hai về những thủ thư anh hùng của Thư viện Hoa Kỳ ở Paris. Cuốn sách xoay quanh Odile – cô gái yêu đọc sách và khát khao làm việc tại thư viện. Năm 1939, Odile được tuyển chọn làm thủ thư tại Thư viện Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, khi Đức quốc xã chiếm đóng Paris, mọi thứ đã thay đổi. Thư viện trở thành mục tiêu để Phát xít thôn tính. Chúng yêu cầu tiêu hủy những cuốn sách và tài liệu mà chúng cho là ảnh hưởng đến chế độ hoặc sách do tác giả người Do Thái viết.
Thế nhưng, các thủ thư ở Thư viện Hoa Kỳ vẫn quyết tâm duy trì hoạt động bằng cách giao sách tận tay những người không được phép vào thư viện và gửi đi các tác phẩm bị cấm đọc thay vì tiêu hủy chúng.
Odile có một ngượi bạn tâm giao là Margaret. Hoàn cảnh và những sự hiểu nhầm đã khiến mối quan hệ của hai người bị rạn nứt. Họ không làm bạn song vẫn âm thầm dõi theo cuộc sống của nhau kể cả khi ở khoảng cách xa. Bởi thế, tác phẩm còn là bài ca về sự khoan dung, lòng tha thứ. Chiến tranh kết thúc, Odile kết hôn và chuyển đến sống ở Mỹ. Qua sự tò mò của cô bé hàng xóm Lily, cuộc đời Odile một lần nữa dần hé mở. Tình bạn giữa hai con người từ hai đất nước, hai thế hệ dần được hun đúc.
Phương châm của Thư viện Hoa Kỳ ở Paris là “Ánh sáng của những cuốn sách bừng lên trong đêm tối của chiến tranh”. Đây cũng chính là thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải.
Kí họa Venicecủa Rhys Bowen là một câu chuyện đẹp nhưng chứa đựng nỗi buồn, kể về hai nhân vật chính là Caroline - bà mẹ đơn thân và Lettie (Juliet) – bà trẻ của Caroline. Cốt truyện được thể hiện song song, lồng ghép giữa quá khứ của bà Lettie và hiện tại của Caroline.
Khi bà trẻ Lettie sắp qua đời, bà muốn giao cho Caroline chiếc hộp có chứa một cuốn sổ kí họa bên trong cùng ba chiếc chìa khóa bí ẩn. Caroline bắt đầu đến Venice – thành phố nơi diễn ra mọi thăng trầm trong cuộc đời bà Lettie – và bắt đầu tìm hiểu về quá khứ của bà.
Bà Lettie tên thật là Juliet, sống trong thời chiến tranh Thế giới thứ Hai. Hai lần đặt chân đến Venice là hai lần chuyện tình cảm của bà với Leonardo da Rossi gặp nhiều biến động. Họ yêu nhau nhưng do hoàn cảnh nên không đến được với nhau. Kết quả của mối tình ấy là một đứa con chung. Trước giờ phút sinh tử, Leonardo nhường cho Juliet tấm thẻ tự do để bà được bình an trở về nước.
Càng khám phá bí mật của bà Lettie, Caroline càng nhận thấy đây là một người phụ nữ dũng cảm, bản lĩnh và quyết theo đuổi tình yêu. Ở nơi đất khách quê người, bà Lettie từng là một điệp viên, người mẹ đơn thân, tù nhân chiến tranh và người tị nạn.
Trên tất cả, Kí họa Venicelà bài ca về sự sống, sức mạnh nội tại của con người trong cuộc chiến khốc liệt của nhân loại.
Rhys Bowen là tác giả nổi tiếng người Anh. Trong số hơn 40 tiểu thuyết của bà có nhiều tác phẩm đứng trong danh sách best-seller theo bảng xếp hạng của New York Times. Bà đã giành được nhiều giải thưởng như: Giải Macavity and Left Coast Crime Awards, Giải Agatha, đều cho mục tiểu thuyết lịch sử hay nhất.
Thu Huế
" alt=""/>Văn học châu Âu trên nền cuộc chiếnTheo nhà phân tích Paolo Pescatore của hãng PP Foresight, quy trình phải được lên kế hoạch thận trọng xét tới các thách thức chính trị đang diễn ra. Trong khi Ericsson đã tạm dừng kinh doanh ở Nga vô thời hạn từ tháng 4, Nokia tiến một bước xa hơn khi nói sẽ rút lui hoàn toàn.
Ngày 29/8, người phát ngôn Nokia cho biết sẽ duy trì hiện diện chính thức cho đến khi việc đóng cửa hợp pháp hoàn tất. Ericsson cho nhân viên nghỉ phép có lương từ đầu năm nay và dự phòng 95 triệu USD trong quý I cho kế hoạch rút lui.
Có khoảng 400 nhân viên Ericsson ở Nga. Công ty sẽ hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng. Nokia có khoảng 2.000 nhân viên tại đây. Các hoạt động còn lại trong nước nhằm duy trì mạng lưới quan trọng, tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng và nhân đạo.
Theo hãng thông tấn Reuters, khi Ericsson và Nokia rút khỏi Nga, các nhà mạng như MTS và Tele2 sẽ phụ thuộc hơn vào doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, ZTE. Nhật báo Kommersant của Nga đưa tin một số nhân viên Ericsson sẽ chuyển sang công ty mới do các lãnh đạo cao cấp của Ericsson thành lập ở Nga.
Du Lam (Theo Reuters)
Chiến tranh vốn phức tạp và ẩn chứa nhiều yếu tố không thể lường trước. Nhưng đó cũng là động lực để các nhà đầu tư và chuyên gia quân sự tìm kiếm “chén thánh” hạn chế sự khó đoán định của các cuộc xung đột vũ trang.
" alt=""/>Thêm nhiều hãng công nghệ lên kế hoạch rút hoàn toàn khỏi Nga